Địa chỉ: Văn Giang
Điện thoại: 0965607533
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoi nghi CBCCVC nam 2019

 

PHÒNG GD&ĐT VĂN GIANG

TRƯỜNG MN CỬU CAO

 

 

Số: 13/QĐ-MN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

 

 

Cửu Cao, ngày 24 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ - giáo viên – nhân viên trong trường mầm non Cửu Cao

 

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON CỬU CAO

 

Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT, quy định về đạo đức nhà giáo.

Căn cứ Văn bản số 04/VBHN – BGDĐT ngày 24/12/2015 của bộ giáo dục và đào tạo về việc Quyết định ban hành điều lệ trường mầm non.

Căn cứ Chỉ thị 1737/CT-BGD-ĐT ngày 7 tháng  5 năm 2018  của bộ  GD-  ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên" của trường Mầm non Cửu.

Điều 2. Giao cho bộ phận chuyên môn, tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, học tập, hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử cán bộ - giáo viên – nhân viên trong trường.

Điều 3. Các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Mầm non Cửu Cao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

 

Nơi nhận:

  • Như Điều 3 (thực hiện);
  • Lưu.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Minh Hải

 

QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-MN ngày 24/9/2019 của Hiệu trưởng trường Mầm non Cửu Cao)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

  1. Văn bản này quy định Quy tắc ứng xử trong Trường Mầm non Cửu Cao, huyện Văn Giang.
  2. Ngoài việc thực hiện quy tắc ứng xử của nhà trường được quy định tại văn bản này cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên còn thực hiện nghiêm túc theo các quy định của các cấp có thẩm quyền.
  3. Đối tượng áp dụng bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Cửu Cao.

Điều 2. Mục đích:

Quy định về Quy tắc ứng xử trong Trường Mầm non là cơ sở để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám  sát cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo.

Điều 3. Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên bao gồm

  1. Đối với bản thân.
  2. Ứng xử với trẻ, đồng nghiệp với cấp trên, cấp dưới.
  3. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể.
  4. Ứng xử với người thân trong gia đình.
  5. Ứng xử với cha mẹ trẻ.
  6. Ứng xử với cơ quan, trường học khác.
  7. Ứng xử với cộng đồng xã hội.

 

Chương II

QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

 

Điều 4. Ứng xử với bản thân

  1. Nắm vững Pháp luật, thông thạo nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng, động cơ trong sáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; đi làm đúng giờ, thực hiện nghiêm túc lịch trực được phân công; không cắt xén chương trình, không làm việc riêng, không tự ý bỏ vị trí công tác trong giờ làm việc.
  2. Sắp xếp, trang trí lớp học phù hợp với trẻ, thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cô và trẻ. Đối với Ban giám hiệu và nhân viên bài trí bàn ghế, phòng làm việc một cách khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
  3. Trang phục: Phải gọn gàng, sạch sẽ, chỉnh tề phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Mặc áo dài, trang phục lễ hội vào các ngày lễ, hội nghị, Đại hội và các ngày lễ khác theo quy định của Hiệu trưởng (trừ trường hợp có thai hoặc con nhỏ dưới 12 tháng).
  4. Tác phong: Khi ngồi làm việc, hội họp luôn giữ tư thế ngay ngắn, không ngồi nghiêng ngửa, dạng chân, vắt chân chữ ngũ, rung đùi. Khi đi đứng với tư thế chững chạc, nhẹ nhàng không gây tiếng ồn lớn. Ăn nói phải khiêm nhường, từ tốn, văn minh, lịch sự không nói quá to, gây ồn ào.
  5. Hết giờ làm việc trước khi ra về phải dọn dẹp vệ sinh, ngắt điện, tắt máy vi tính,… khóa các chốt cửa bảo đảm an toàn cho tài sản nhà trường.

Điều 5. Ứng xử với trẻ (học sinh), với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới

  1. Ứng xử với trẻ:
    1. tâm đến trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ, mềm mỏng nhưng kiên quyết để đưa trẻ vào nề nếp trong học tập và vui chơi; luôn kịp thời giúp đỡ, khích lệ trẻ. Trong mọi tình huống, mỗi cán bộ giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với học sinh lên hàng đầu.
    1. dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ; khai thác các tình huống trong cuộc sống để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp; tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, khuyến khích trẻ sáng tạo.
    1. sóc, nuôi dưỡng học sinh tận tình từ lúc đón trẻ, chăm sóc ăn, uống, giấc ngủ, vệ sinh, các hoạt động của học sinh luôn có giáo viên bên cạnh. Không có thái độ trù dập trẻ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ. Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
  1. Ứng xử với đồng nghiệp:
    1. hiểu, chia sẻ khó khăn trong công tác và trong cuộc sống, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
    1. tốn, chân thành, tôn trọng sở thích cá nhân, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không ghen ghét, đố kỵ, lôi bè kéo cánh, phe nhóm gây mất đoàn kết nội bộ.

 

23. Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc, cuộc sống. Không suồng sã, nói tục trong hội họp, sinh hoạt.

2.4. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  1. Ứng xử với cấp trên:
    1. chỉ thị, mệnh lệnh, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
    2. thực, thẳng thắn trong báo cáo. Đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ danh dự, uy tín cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên, của nhà trường.
    1. gặp cấp trên phải chào hỏi thân mật, nghiêm túc, lịch sự.
  1. Ứng xử với cấp dưới:
    1. dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn.
    2. mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới, chân thành động viên, chia sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc, cuộc sống của cấp dưới. Bảo vệ danh dự của cán bộ, viên chức, nhân viên, học sinh khi bị phản ảnh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
    3. trọng cấp dưới, cởi mở và chân tình. Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu…với cấp dưới.

Điều 6. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể.

  1. Phải nắm được nội dung, chủ đề cuộc họp, hội thảo, hội nghị. Có mặt trước giờ quy định ít nhất 05 phút để ổn định chỗ ngồi và tuân thủ quy định của Ban tổ chức điều hành cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
  2. Tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, muốn sử dụng thì phải ra ngoài, không làm ảnh hưởng đến người khác.
  3. Giữ trật tự, tập trung theo dõi, nghe, ghi chép các nội dung cần thiết. Không nói chuyện và làm việc riêng. Không bỏ về trước khi kết thúc buổi họp, không ra ngoài, đi lại tùy tiện trong phòng họp.
  4. Phát biểu thảo luận theo điều hành của chủ tọa hoặc ban tổ chức. Ý kiến phát biểu phải mang tính xây dựng, thể hiện thành ý, nội dung phải trọng tâm. Tôn trọng ý kiến của nhau, có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải chấp hành ý kiến kết  luận của chủ tọa hoặc Nghị quyết của hội nghị, tranh luận nhưng phải bảo đảm không khí đoàn kết, hòa thuận. Lời nói phải từ tốn, xưng hô phải lễ độ, trong sáng không được hàm hồ hoặc lợi dụng quyền được phát biểu để gây mất đoàn kết, mất trật tự làm ảnh hưởng đến nội dung cuộc họp…

 

  1. Kết thúc cuộc họp: Để khách mời hoặc lãnh đạo, cấp trên ra trước, dọn dẹp lại chỗ ngồi (bàn, ghế, ngăn bàn…) trước khi ra về.
  2. Ứng xử trong sinh hoạt, trò chuyện hoặc trao đổi công việc cũng phải như trong hội họp, xưng hô phải đúng mực thể hiện nhân cách văn hóa, lịch sự và thân mật.

Điều 7. Ứng xử với người thân trong gia đình

  1. Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm pháp luật.
  2. Thực hiện tốt đời sống văn hóa mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc, hòa thuận.
  3. Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.
  4. Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái.

Điều 8. Ứng xử với cha mẹ trẻ (phụ huynh học sin)

Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha, mẹ học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo...

Thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ trẻ tham gia học tập, vui chơi.

Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.

Điều 9. Ứng xử với các cơ quan, trường học và các cá nhân đến giao dịch

  1. Văn minh, lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không nói tục hoặc có thái độ cộc cằn…gây căng thẳng, bức xúc cho người đến giao dịch. Không cung cấp các thông tin của nhà trường, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của trường cho người khác biết (trừ trường hợp do Hiệu trưởng chỉ thị).
  2. Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái quy định để vụ lợi.
  3. Giải quyết công việc phải nhanh chóng, chính xác.
  4. Thấu hiểu và chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn chu đáo cho phụ huynh học sinh và người đến giao dịch.
  5. Tôn trọng, lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp của người đến giao dịch và phụ huynh học sinh. Trong khi thi hành công vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích lý do.

Điều 10. Ứng xử với cộng đồng xã hội

  1. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú:

 

    1. mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
    2. trọng, lễ phép với người già, người lớn tuổi. Cư xử đúng mức với mọi người. Tương trợ, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình có nghĩa với hàng xóm, láng giềng.
    3. can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú. Không tham gia, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.
  1. Ứng xử nơi công cộng đông người:
    1. hiện nếp sống văn hóa, quy tắc , quy định nơi công cộng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu xe, khi qua đường.
    1. gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật.
    1. có hành vị hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường:

  1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa của trường Mầm non Cửu Cao. Các đồng chí cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn, trưởng các đoàn thể tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tổ nghiên cứu, học tập, thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử đã ban hành và thực hiện đề xuất thưởng, phạt cá nhân trong tổ theo mức độ vi phạm. Phối hợp với lãnh đạo nhà trường theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm. Công khai Qui tắc này trên Website của trường.
  2. Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu nhà trường trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: Tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường. Phối hợp với công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại công chức, viên chức, nhân viên hàng năm.
  3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên: Thực hiện và vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Bộ quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Bộ quy tắc ứng xử văn hóa này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

 

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Bộ quy tắc được thông qua và áp dụng thực hiện kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh qui định thì sẽ được rà soát, bổ sung hàng năm vào dịp Hội nghị công chức, viên chức và người lao động cho phù hợp, mọi sự thay đổi được ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng quyết định thực hiện./.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Minh Hải


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết